Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

4 lỗi sai phổ biến khi kể chuyện cho bé của bậc cha mẹ

Kể chuyện cho bé nghe là cách giáo dục lành mạnh cho trẻ từ khi còn nhỏ. Không chỉ ươm mầm tình yêu với sách vở của bé, mà còn giúp phát triển khả năng ngôn ngữ và trí tưởng tượng của con. Đây là cách dạy trẻ thông minh, phát triển trí não mà bố mẹ cần biết.


Kể chuyện cho trẻ - kích thích trí tưởng tượng của con

Ngày nay, khi bậc phụ huynh đã chú trọng hơn đến việc giáo dục cho ngay từ nhỏ bằng đọc sách, kể chuyện bé nghe. Tuy nhiên không phải ai cũng kể chuyện đúng cách, vô tình làm hạn chế tính sáng tạo của trẻ nhỏ. Để tránh điều này, hãy cùng Nội thất trẻ em DSDkids tìm hiểu về 4 lỗi sai phổ biến mà bố mẹ hay mắc phải nhé!


  1. Chuyện kể cho bé nghe không gây hứng thú

Câu chuyện gây hứng thú chắc chắn sẽ thu hút sự tập trung của con

Trẻ nhỏ sẽ không bao giờ chịu ngồi yên để nghe những gì mà chúng không thấy hứng thú. Mặc cho bạn có quát mắng, năn nỉ thì bé sẽ không thể chú tâm vào những gì bạn nói. Thay vào đó, hãy lựa chọn câu chuyện mà bé thích, phù hợp với tính cách và độ tuổi của con. Bố mẹ có thể đưa con cùng đến nhà sách để lựa chọn những cuốn sách tạo sự hào hứng với bé.


  1. Khi kể chuyện cho bé, bố mẹ quá chú tâm đến nguyên nhân hệ quả

Giọng điệu và hình ảnh mới là điều gây hấp dẫn với trẻ nhỏ

Với những bé nhỏ hơn 3 tuổi, chưa hiểu gì đến những bài học trong câu chuyện. Chính vì vậy, thay vì tập trung phân tích rằng nhân vật này xấu, nhân vật kia tốt, thì bố mẹ nên chú ý đến giọng kể chuyện sao cho thu hút sự chú ý của bé. Đồng thời hỏi con những câu hỏi đơn giản về nội dung, về hình ảnh mà con nhìn thấy.


  1. Thường xuyên tìm kiếm những câu chuyện mới và chọn nội dung quá phức tạp.

Không quan trọng số lượng, chỉ cần chất lượng

Trẻ nhỏ qua từng độ tuổi, khả năng tiếp thu sẽ khác nhau. Vì vậy, dù là một câu chuyện nhưng biết cách khai thác, dù có kể đi kể lại nhiều lần cũng không làm giảm giá trị của nó.

Đồng thời, kể chuyện cho bé dưới 3 tuổi không nên chọn những nội dung quá phức tạp, khiến con không đọng là gì sau khi được nghe hay đọc. Hoặc có thể là hiểu sai lệch đi ý nghĩa của câu chuyện.

Do đó, hãy sắm cho các bé những câu chuyện ngắn, nội dung cổ tích đơn giản về gia đình, thầy cô, tình bạn, con vật, cây cối,... Hãy nhớ rằng: không quan trọng số lượng, chỉ cần chất lượng.


  1. Phớt lờ hay trả lời qua loa những câu hỏi của con

Thực tế cho thấy, chuyện kể cho bé nghe chỉ đem lại 50% lợi cho trí não của bé, 50% còn phụ thuộc vào sự tương tác với trẻ. Khi trẻ ham học hỏi hay đặc biệt hứng thú về một sự việc, bé sẽ hỏi rất nhiều. Thay vì gạt bỏ đi câu hỏi của con, bố mẹ nên thể hiện sự nhiệt tình nhất có thể, cho dù đó là một câu hỏi hóc búa và khó trả lời.

Trả lời nhiệt tình câu hỏi của con là cách kích thích sự sáng tạo, trí tưởng tượng của bé

Đối với những câu hỏi không thể trả lời, hãy tìm hiểu và cho bé một cái hẹn và đảm bảo giữ lại hứa. Hoặc có thể cùng con tìm câu trả lời bằng sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh, và đừng quên dạy con biết cách dùng các thiết bị điện tử đúng cách nhé.

Đối với những câu hỏi mà bạn tự đặt ra, nhưng bé trả lời không đúng như mong đợi, đừng vội sửa sai cho con nhé. Thay vào đó là hãy để con thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng của con. Hãy lắng nghe ý kiến, trò chuyện và sau đó là giải thích lý do cho bé.


Kể chuyện cho bé không khó nhưng kể sao cho đúng lại là vấn đề lớn mà bậc phụ huynh phải cần chú ý. Đối với bé từ 0-6 tuổi, việc đọc sách hay kể chuyện sẽ tác động rất nhiều đến sự phát triển hai bán cầu não của con. Đó cũng là nền tảng để con khôn lớn sau này.

>>> Xem thêm: Giáo dục sớm - dạy trẻ thông minh sớm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét