Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

3 bệnh học đường phổ biến gây biến chứng khó lường ở trẻ nhỏ

Bệnh học đường là những bệnh liên quan đến lứa tuổi đang đi học. Hiện nay, các bệnh học đường đang ngày càng phổ biến, gây ra những biến chứng khó lường và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Phòng chống bệnh tật học đường là vấn đề mà các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt quan tâm, để bảo vệ sức khỏe cho con. Dưới đây là 3 bệnh học đường thường gặp và cách phòng tránh tốt nhất mà cha mẹ cần biết.


  1. Tật cận thị học đường


Cận thị là loại bệnh học đường phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là trong thời đại 4.0, khi mà trẻ nhỏ được làm quen với các thiết bị công nghệ từ sớm. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh cận thị học đường là ngồi học trong điều kiện thiếu ánh sáng quá lâu, xem tivi hay sử dụng điện thoại quá nhiều.


Dấu hiệu của cận thị là bé thường sẽ có xu hướng cúi thấp đầu ghé sát vào sách vở khi học, thường xuyên mỏi mắt, hay nheo mắt nghiêng đầu khi nhìn. Nếu không có chế độ sinh hoạt lành mạnh, việc tăng độ cận rất dễ xảy ra. Tật cận thị không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, mà có thể gây nhức mỏi mắt khi nhìn một vật quá lâu. Nếu cận thị nặng, võng mạc sẽ mỏng đi, gây tổn thương đến mắt, có thể kèm theo bị lác. Thị lực của bé kém dẫn đến kết quả học tập giảm sút, trở nên rụt rè và thiết tự tin hơn trước.


Cách phòng các bệnh về mắt bằng cách nào? Cha mẹ và nhà trường cần đảm bảo có đủ nguồn sáng khi học bài cho tất cả trẻ nhỏ. Không nên để các bé xem thiết bị công  nghệ quá nhiều Hơn nữa, bậc phụ huynh cần theo dõi tư thế ngồi học của con, khám mắt theo định kỳ để có thể điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, cần bổ sung thêm vitamin A bằng những nguồn thực phẩm như: cà rốt, cá… hoặc uống thuốc hỗ trợ bổ sung vitamin A.

>>> Xem thêm: Quy tắc 20-20-20 để bảo vệ mắt cho trẻ trước các thiết bị điện tử


  1. Bệnh gù lưng và cong vẹo cột sống


Ở lứa tuổi học sinh, gù lưng, cong vẹo cột sống là bệnh không hiếm gặp. Thường xảy ra từ 8-14 tuổi, do xương lúc này vẫn đang trong quá trình phát triển. Nguyên nhân dẫn chính dẫn đến gù lưng, cong vẹo cột sống học đường là ngồi học không đúng tư thế, mang cặp sách quá nặng hay bàn học không đúng tiêu chuẩn. Điều này gây áp lực lên cột sống không phát triển bình thường, lưng bị gù, cột sống cong sang bên trái hoặc phải.


Cách phòng chống cong vẹo cột sống, lưng gù: Phòng chống bệnh học đường bằng cách tập cho trẻ tư thế ngồi học đúng tiêu chuẩn: lưng thẳng, đầu ngẩng, không ngồi vẹo sang một bên. Lựa chọn kích thước bàn ghế cho bé cần phù hợp với vóc dáng, chiều cao. Giải pháp hiệu quả và tiện lợi nhất là cho bé sử dụng bàn học chống gù chống cận, bàn nâng hạ điều chỉnh độ cao. Ngoài ra, cần hạn chế cho trẻ mang vác những vật nặng, tập luyện thể thao với cường độ cao. Ngoài ram cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để xương khớp của bé phát triển chắc khỏe.

>>> Xem thêm: Bàn học cho bé tiêu chuẩn – Mẹo giúp con ngồi học đúng tư thế


  1. Rối loạn tâm thần


Bệnh rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học đường có biểu hiện như: mất tập trung, hay căng thẳng, tăng động, khó kiểm soát hành vi. Nặng hơn sẽ là chứng trầm cảm, thậm chí là hoang tưởng, tự sát. 


Rối loạn sức khỏe tinh thần có nhiều nguyên nhân. Có thể do áp lực học tập quá lớn, bạo lực học đường, phân biệt đối xử ở trường học, lạm dụng tình dục, hay có thể là cú sốc tinh thần từ gia đình,... Rối loạn tâm lý khiến trẻ luôn mang những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, tương lai sau này, thậm chí là tính mạng của trẻ.


Cách phòng tránh bệnh rối loạn tâm thần học đường: Bậc cha mẹ cần phải quan tâm, thường xuyên lắng nghe suy nghĩ của con, xây dựng một môi trường sống lành mạnh cho trẻ. Một môi trường đầy tình thương yêu, khuyến khích bé bộc lộ cảm xúc và tự lập trong cuộc sống sẽ giúp trẻ trở nên vui vẻ và mạnh mẽ hơn trước những áp lực trong cuộc sống.


Nội thất trẻ em DSDkids

Công ty cổ phần kiến trúc DSD

Địa chỉ Hà Nội: Số 11, Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai, HN

Hotline HN: 0961.249.008

Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 15 đường 16, KĐT Him Lam, Tân Hưng, Quận 7, HCM

Hotline HCM: 0961.249.698

Website: http://dsdkids.com/http://kientrucdsd.com/

Email: dsd@kientrucdsd.com

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Chọn bàn học cho bé mẫu giáo nên chú trọng vào yếu tố nào?

Lựa chọn bàn học cho bé mẫu giáo, mầm non vẫn là điều băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Đặc biệt là những gia đình lần đầu có con chập chững đi học và bắt đầu khám phá thế giới. Với độ tuổi này, bé bắt đầu những nét vẽ nguệch ngoạc, làm quen dần với con chữ, con số. Vì vậy, việc lựa chọn mẫu bàn học cho bé là việc cần thiết, mà bố mẹ cần phải lưu ý.


Tuy nhiên khi lựa chọn bàn học mẫu giáo, nếu không có đủ kiến thức sẽ khó tránh khỏi những sai lầm. Dưới đây là kinh nghiệm lựa chọn bàn học cho trẻ mẫu giáo mà bố mẹ cần biết. Để đem đến cho trẻ bộ bàn ghế học tập tiêu chuẩn, hạn chế các bệnh học đường về mắt, cột sống và khuyến khích trẻ học tập, sáng tạo.


Vì sao cần phải chọn bàn học cho bé mẫu giáo đúng tiêu chuẩn?

Bộ sofa cho trẻ em - mang đến không gian học tập thú vị cho trẻ mầm non

Tư thế ngồi học của bé được định hình bởi lưng, cột sống, bụng, cổ… Tư thế đúng là cả thân, vai hay cổ để thẳng một cách tự nhiên và mang đến sự thoải mái nhất cho trẻ. Cột sống không được cong, vẹo, cổ không cúi quá thấp.


Ngồi học ở bộ bàn ghế trẻ em mẫu giáo không đúng tiêu chuẩn, bé sẽ vô thức tìm tư thế thuận lợi, dễ chịu nhất như: ngồi vẹo, nghiêng,... Lâu dần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình dáng của con sau này, có thể dẫn đến vẹo cột sống, gù lưng, cận thị,... 


Chính vì vậy, việc lựa chọn bàn học cho trẻ mầm non không chỉ cần sự phù hợp, đúng sở thích của con. Mà còn phải đúng tiêu chuẩn nhất định để đáp ứng cho nhu cầu khám phá thế giới của trẻ, kích thích tư duy và sự tìm tòi, học hỏi.

>>> Xem thêm: Bàn học cho bé tiêu chuẩn – giúp con ngồi học đúng tư thế


Chọn bàn học cho bé mẫu giáo nên chú trọng vào yếu tố nào?

1. Kích thước của bàn học tiêu chuẩn


Trẻ em ở độ tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng để phát triển trí tuệ, chiều cao và thể chất. Lựa chọn kích thước
bàn học trẻ em phù hợp sẽ giúp bé thoải mái và có hứng thú hơn trong học tập.


Kích thước tiêu chuẩn bàn ghế trẻ em của bộ y tế:

Trẻ cao 100 – 109cm: Bàn cao 45cm, ghế cao 26cm

Trẻ cao 110 – 119cm: Bàn cao 48cm, ghế cao 28cm

Trẻ cao 130 – 144cm: Bàn cao 57cm, ghế cao 34cm

Trẻ cao 145 – 159cm: Bàn cao 63cm, ghế cao 37cm

Trẻ cao 160 – 175cm: Bàn cao 69cm, ghế cao 41cm


Dáng ngồi đúng tiêu chuẩn theo Bộ Y tế

Lưu ý, bàn học cho bé phải có chiều cao ngang tầm khuỷu tay, hoặc thấp hơn 1-4cm khi ngồi thẳng. Bậc cha mẹ nên lựa chọn bàn học điều chỉnh độ cao, để khi con lớn, chiều cao thay đổi cũng vẫn có thể sử dụng được. Đây cũng là giải pháp giúp tiết kiệm kha khá chi phí thay đổi bàn học mới cho con.


2. Cấu tạo của mặt bàn học cho trẻ em mẫu giáo

Bàn học chống gù chống cận giúp bé ngồi đúng tư thế

Mặt bàn là nơi tiếp xúc da của bé nhiều nhất, vì vậy cần phải bằng phẳng. Bàn ghế gỗ trẻ em cần được bào nhẵn mịn, tránh dằm gỗ làm xước da bé. 


Đa số các loại bàn học cho bé được thiết kế mặt bàn phẳng. Tuy nhiên hiện nay, để thuận mắt hơn cho trẻ và phân bố đều ánh sáng, bàn học đã được cải tiến với góc nghiêng 0-20 độ. Bố mẹ nên chọn bàn nghiêng từ 0 – 70 độ: 0 độ khi chơi, 7-15 khi học, 15 – 25 độ khi đọc sách và 35 – 70 độ khi vẽ.

>>> Xem thêm: Địa chỉ cung cấp bàn nghiêng, bàn chống gù chống cận chất lượng


3. Lựa chọn chất liệu bàn học cho bé mẫu giáo an toàn

Bàn học kitty chữ nhật bằng gỗ tự nhiên đáp ứng đủ tiêu chí bền - chắc chắn - an toàn

Một trong những vấn đề quan trọng cha mẹ cần lưu ý khi lựa chọn bàn học cho bé mẫu giáo đó là chất liệu. 


Tuyệt đối không chọn bàn ghế học tập cho trẻ em được làm từ kim loại hoặc kính. Bởi trong quá trình sử dụng khó tránh khỏi bé va chạm vào những góc cạnh, dễ làm bé bị thương. 


Bậc cha mẹ cần thận với những bàn học bằng nhựa cho bé. Với chất liệu từ nhựa, rất dễ bị nứt gãy sau một thời gian sử dụng. Sau khi bị gãy sẽ để lại những góc sắc nhọn gây nguy hiểm cho con. 


Để an toàn nhất, bậc phụ huynh nên lựa chọn bàn học bằng gỗ tự nhiên, các góc cạnh được bo an toàn. Bàn học gỗ tự nhiên có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và sử dụng lâu dài.

>>> Xem thêm: 5 lý do nên chọn nội thất trẻ em bằng gỗ tự nhiên


4. Lựa chọn địa chỉ cung cấp bàn học cho bé mẫu giáo uy tín chất lượng

DSDkids - địa chỉ cung cấp bàn học cho trẻ mầm non chất lượng

DSDkids – Một trong những thương hiệu Nội thất trẻ em hàng đầu tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng với thế mạnh về thiết kế và tự chủ trong sản xuất, tất cả sản phẩm đều dựa vào tiêu chí: “Chắc chắn - an toàn - phù hợp với trẻ nhỏ”. Đó chính là lý do vì sao DSDkids  luôn khẳng định được vị trí, sự tin tưởng của mọi khách hàng.

>>> Xem thêm: Top 5 bàn ghế gỗ trẻ em chất lượng DSDkids- Lựa chọn thông thái cho bố mẹ


Công ty cổ phần kiến trúc DSD

Địa chỉ Hà Nội: Số 11, Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai, HN

Hotline: 0961.249.008

Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 15 đường 16, KĐT Him Lam, Tân Hưng, Quận 7, HCM

Hotline: 0961.249.698

Website: http://dsdkids.com/http://kientrucdsd.com/

Email: dsd@kientrucdsd.com


Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021

5 cách bảo vệ trẻ nhỏ khỏi video độc hại khi sử dụng thiết bị điện tử


Những ngày gần đây, youtuber Thơ Nguyễn đăng tải đoạn video cho búp bê Kumanthong uống nước ngọt để “xin vía học giỏi”. Sự việc này gây ra làn sóng dữ dội từ dư luận và đó cũng trở thành lời cảnh tỉnh đến bố mẹ về việc để con “nghiện” thiết bị điện tử. Nhiều bậc phụ huynh lơ là trong việc chăm sóc con cái và để con tiếp cận những nội dung độc hại từ lúc nào không hay biết.


Hiện nay, một nhu cầu bức thiết đặt ra là làm sao có thể giúp con hạn chế sử dụng thiết bị thông minh, cũng như giúp bố mẹ quản lý những video mà con xem hằng ngày. Dưới đây là một vài những chia sẻ mà bố mẹ nên lưu ý, để môi trường internet không làm ảnh hưởng tiêu cực với trẻ nhỏ.


5 cách bảo vệ con trước những clip có nội dung độc hại cũng như sử dụng thiết bị điện tử đúng cách.

1. Chỉ để trẻ sử dụng thiết bị thông minh khi thật sự cần thiết 


Bậc phụ huynh nên để các thiết bị công nghệ như tivi, máy tính, iPad ở những nơi mọi người trong nhà cùng quan sát, cùng kiểm soát nhau, ví dụ như phòng khách. Bố mẹ không nên cho con sử dụng riêng các thiết bị này nếu thực sự không cần thiết. Hiện nay, vì tình hình dịch covid phức tạp, việc để con tiếp cận thiết bị thông minh phục vụ việc học là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ngoài mục đích học tập, bố mẹ cần phải kiểm soát thời gian bé tiếp cận thiết bị công nghệ, tránh tối đa những ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ nhỏ.

>>> Xem thêm: Quy tắc 20-20-20 để bảo vệ mắt cho trẻ trước các thiết bị điện tử


2. Cân nhắc việc giao cho con các thiết bị công nghệ

Đối với các bé từ 11 tuổi trở xuống, bậc phụ huynh cần cân nhắc về việc giao cho con sử dụng các thiết bị công nghệ. Với những bé 11 tuổi trở lên, lúc này nhận thức của bé đã dần được định hình và có thể sử dụng thiết bị thông minh hiệu quả hơn.


Trước khi giao thiết bị công nghệ thông minh, bố mẹ phải hướng dẫn con cách sử dụng, cách chọn lọc nội dung an toàn trên internet. Điều quan trọng là cần đưa ra những quy định cụ thể cho con như thời gian sử dụng, nội dung được phép xem, nội dung không được phép xem.


3. Cần "dọn dẹp" nội dung các video con xem trên thiết bị điện tử


Bậc phụ huynh nên cài đặt những công cụ trên thiết bị công nghệ để hạn chế bớt những nội dung mà trẻ em không nên xem. Cần có những phần mềm kiểm soát để biết được hàng ngày con đã xem những gì, xem bao lâu. Vì trẻ nhỏ chưa đủ chín chắn để có thể sàng lọc được thông tin, nên rất dễ sa vào những video có nội dung độc hại. Chính vì thế bố mẹ không được chủ quan để trẻ "rong chơi" trên môi trường internet. 


Hiện nay, trẻ nhỏ thường dành nhiều thời gian cho những video youtube giải trí dành cho trẻ em. Tuy nhiên, không phải kênh youtube nào cũng lành mạnh với con. Vì vậy, đối với phần mềm này bố mẹ nên làm những bước sau để hạn chế nội dung xem của trẻ:

  • Dùng ứng dụng Youtube Kids

  • Cài đặt chế độ lọc nội dung

  • Dùng tài khoản của bố mẹ để quản lý nội dung con đã xem

  • Vô hiệu quá tính năng gợi ý các video

  • Bật phần mềm chặn quảng cáo

  • Tắt tính năng tìm kiếm

  • Tạo danh mục phát video

  1. Tạo cho con một không gian sáng tạo, thú vị, tránh xa thiết bị thông minh


Bậc cha mẹ nên bố trí một không gian riêng sáng tạo dành cho con. Đây là cách giúp bé tránh xa các thiết bị điện tử thông minh tốt nhất. Không cần quá rộng rãi, chỉ cần dành một góc phòng ngủ đã đủ để bé thỏa sức vui chơi cả ngày không biết chán. Không gian phòng ngủ giờ đây vừa là nơi để trẻ nghỉ ngơi, góc học tập vừa trở thành khu khám phá, sân chơi thú vị dành riêng cho con. Điều này không chỉ giúp con tránh xa thiết bị công nghệ, mà còn có thể kích thích trí tưởng tượng của trẻ bằng những câu chuyện li kì, những trò chơi bé tự sáng tạo ra.

>>> Xem thêm: 7 thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em theo chủ đề độc đáo – sáng tạo – đơn giản

5. Nên dành thời gian nhiều hơn để chơi với con thay vì để bé làm bạn với công nghệ thông minh


Từ sự việc youtuber Thơ Nguyễn, cho thấy có khá nhiều phụ huynh đổ lỗi hoàn toàn cho kênh youtube, điều này chưa thuyết phục. Bởi vai trò và trách nhiệm giáo dục trẻ nhỏ phụ thuộc vào 3 môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Do đó, việc giáo dục từ bậc cha mẹ có vai trò rất lớn, được xem là yếu tố nền tảng góp phần trong việc hoàn thiện nhân cách của con. Chính vì vậy, bậc cha mẹ nên dành thời gian cho con, quan tâm đến cách giáo dục với con nhiều hơn. Hãy tạo cho con môi trường sống, vui chơi giải trí lành mạnh ngoài đời thực thay vì để trẻ tiếp cận trên không gian ảo trên công nghệ điện tử thông minh.

>>> Xem thêm: Top 7 đồ chơi gỗ trẻ em sáng tạo bố mẹ nên mua tại DSDkids


Công ty cổ phần kiến trúc DSD

Địa chỉ Hà Nội: Số 11, Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai, HN

Hotline: 0961.249.008

Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 15 đường 16, KĐT Him Lam, Tân Hưng, Quận 7, HCM

Hotline: 0961.249.698

Website: dsdkids.comkientrucdsd.com

Email: dsd@kientrucdsd.com

Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2021

4 ý tưởng góc đọc sách cho bé sáng tạo, gây hứng thú

Hướng con đến với thế giới của những trang sách là một trong những cách giúp bé phát triển toàn diện. Không chỉ giúp kích thích trí thông minh, rèn luyện khả năng tập trung... đọc sách còn giúp bé hiểu hơn về thế giới xung quanh, tăng thêm hiểu biết và cách ứng xử với mọi người. Để tạo thói quen đọc sách cũng như niềm đam mê với thế giới tri thức cho con, các bậc cha mẹ cần tạo nên góc đọc sách cho bé, một không gian thoải mái để bé thích thú và tập trung hơn. Dưới đây là 4 ý tưởng về góc đọc sáng tạo, gây hứng thú cho con mà bố mẹ nên tham khảo.


1. Đầu tư kệ sách cho bé phù hợp với không gian

Giá sách thang mang đến một không gian khoa học, khuyến khích trẻ đọc sách

Muốn có một góc đọc sách cho bé, bố mẹ cần sắm kệ sách trẻ em vừa tầm với, bố trí ở nơi có nhiều ánh sáng để con có thể thỏa sức lật giở từng trang sách yêu thích. Giá sách cho bé không chỉ giúp lưu trữ sách lâu dài hơn, đây còn là cách thu hút trẻ đến với việc đọc.


Để khoảng không gian dành cho việc đọc của bé trở nên thu hút hơn, bố mẹ có thể dùng những vật đơn giản như: tranh ảnh, cây mini, đồ chơi,... để trang trí kệ sách của con, từ đó truyền cảm hứng đọc sách cho bé.

>>> Xem thêm: 4 ý tưởng trang trí kệ sách trẻ em – truyền cảm hứng đọc sách cho bé


2. Ghế sofa mini cho bé - tạo nên góc đọc thoải mái

Sofa mini kết hợp với kệ ngôi nhà - góc đọc thú vị, sáng tạo cho bé

Góc đọc sách không cần quá cầu kỳ, chỉ với bộ Sofa cho trẻ em với một kệ sách được lấp đầy những quyển sách phù hợp với độ tuổi, sở thích của con. Chắc chắn bé sẽ thấy hứng thú hơn với góc đọc của mình khi có một chỗ ngồi êm ái, thoải mái. Cha mẹ có thể lựa chọn những màu sắc ghế sofa khác nhau phù hợp với không gian phòng của bé.


3. Tạo lều đọc sách cho con

Lều kết hợp giá sách nằm ngang - khu vực đọc sách đáng yêu dành cho con

Một chiếc lều khung gỗ cho bé nhỏ xinh xắn chắc chắn sẽ tạo nên hứng thú cùng niềm vui bất tận cho trẻ nhỏ. Chiếc lều không chỉ sử dụng cho con vui chơi hàng ngày, mà còn có thể sắp xếp làm nơi đọc sách tiện dụng cho bé. Không cần quá rộng rãi, bậc phụ huynh chỉ cần lưu ý lựa chọn một sản phẩm với màu sắc hài hòa, an toàn và điểm thêm những vật dụng, đồ vật trang trí. Chắc chắn trẻ sẽ rất thích thú khi được ngồi tập trung nghiền ngẫm những cuốn sách yêu thích một mình trong lều.


4. Góc đọc sách bên cạnh giường tầng thông minh

Góc đọc cạnh giường tầng thông minh - giải pháp lý tưởng cho những căn phòng hạn hẹp

Với những căn phòng có diện tích hạn chế, việc kết hợp giữa giường tầng và nơi đọc sách cho trẻ là ý tưởng thú vị mà bố mẹ có thể lựa chọn. Thêm đèn đọc sách, gối ôm, một vài cuốn sách yêu thích, là bố mẹ đã giúp con thích thú hơn khi nghiền ngẫm những cuốn sách hay.


Trên đây là 4 ý tưởng về khu vực đọc sách cho trẻ mà bậc phụ huynh có thể tham khảo. Nội thất trẻ em DSDkids hy vọng có thể đồng hành cùng bố mẹ đem đến những góc đọc khoa học. Giúp bé có một nền tảng phát triển toàn diện từ thế giới tri thức của con.


Công ty cổ phần kiến trúc DSD

Địa chỉ Hà Nội: Số 11, Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai

Hotline: 0961.249.008

Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 15 đường 16, KĐT Him Lam, Tân Hưng, Quận 7

Hotline: 0961.249.698

Website: dsdkids.comkientrucdsd.com

Email: dsd@kientrucdsd.com


Thứ Hai, 8 tháng 3, 2021

Chia sẻ kinh nghiệm mua kệ sách cho bé

Kệ sách cho bé không chỉ hỗ trợ, sắp xếp đồ dùng học tập, sách vở. Đây còn là người bạn giúp bé rèn luyện tính kỷ luật, ngăn nắp. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng kệ sách trẻ em, để bậc phụ huynh có nhiều thêm sự lựa chọn. Tuy nhiên, để chọn được giá sách cho bé vừa có tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo công năng sử dụng, an toàn với trẻ nhỏ thì cần phải có chút kinh nghiệm. Bài viết này sẽ chia sẻ đến các bậc cha mẹ thêm kinh nghiệm để chọn mua kệ sách cho con phù hợp, chất lượng.


Lựa chọn chất liệu khi mua kệ sách cho bé

Chất liệu từ gỗ tự nhiên là sự lựa chọn hàng đầu trong nội thất gia đình

Kệ sách trẻ em được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau như sắt, inox, nhựa, gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên. Theo các chuyên gia thiết kế nội thất, kệ sách cho bé từ gỗ tự nhiên là sự lựa chọn lý tưởng mà các gia đình nên lựa chọn. Bởi lẽ từ xưa đến nay, chất liệu này luôn mang tới độ an toàn cao cho sức khỏe của người dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngoài ra, loại gỗ này được sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt, mưa nắng thất thường nên các sản phẩm được sản xuất từ gỗ tự nhiên cũng vô cùng bền bỉ.

>>> Xem thêm: Kệ sách cho bé - Ưu và nhược điểm các chất liệu

>>> Xem thêm: 3 lý do bố mẹ nên chọn giá sách gỗ tự nhiên cho trẻ


Mua kệ sách cho bé với kích thước như thế nào là phù hợp?

Tùy vào vị trí đặt giá sách trẻ em và không gian căn phòng của bé để lựa chọn kích thước phù hợp. Theo đó, bố mẹ nên lưu tâm khi có ý định mua hay lắp đặt kệ sách đó là chiều rộng, chiều cao và chiều sâu của kệ. Với những căn phòng có
diện tích hạn hẹp, phụ huynh nên chọn những thiết kế nhỏ gọn: giá sách mini, kệ sách treo tường cho bé. Với những căn phòng rộng rãi hơn, có thể bố trí một góc riêng để sắp xếp kệ sách cũng như bố trí góc đọc gần gũi, thoải mái cho bé.


Tuy nhiên, tất cả các thiết kế cần được đảm bảo vừa tầm với của trẻ nhỏ. Tránh trường hợp kệ quá cao gây mất an toàn khi trẻ cố gắng lấy đồ. Cũng không nên chọn kệ sách trẻ em quá rộng, khiến căn phòng của bé trở nên chật chội, ngột ngạt và bí bách.


>>> Xem thêm: Mẹo bố trí góc đọc sách cho trẻ - giáo dục tính cách của bé


Kiểm tra các chi tiết của kệ sách cho bé như góc cạnh, chân đế 

Kệ sách mini cho bé – chân đế chắc chắn, các góc cạnh được bo tròn đảm bảo

Vì đây là sản phẩm cho trẻ nhỏ nên cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Chân kệ phải đảm bảo chắc chắn, tránh trường hợp nghiêng đổ khi bé lấy sách.


Ngoài ra, nếu là kệ sách gỗ trẻ em thì các góc cạnh cần được bo tròn, tránh tối đa những chấn thương cho bé. Bề mặt kệ phải được bào nhẵn, đánh mịn, không lộ dầm gỗ khiến bé bị xước tay. Bậc phụ huynh nên chọn giá sách cho trẻ được phủ lớp dầu lau thực vật trên bề mặt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé,


Chọn màu sắc kệ sách cho bé

Kệ ngôi nhà – Kệ sách gỗ cho bé với gam màu pastel nhẹn nhàng

Khi chọn màu sắc kệ sách cho bé chính là phải tùy theo sở thích của bé. Các gia đình không nên lựa chọn theo ý thích của bố mẹ, điều này có thể không tạo cảm hứng cho con. Một góc đọc theo sở thích của trẻ, sẽ giúp bé thích thú hơn với những cuốn sách. 


Tuy nhiên khi lựa chọn, phụ huynh nên hướng đến cho bé những màu sắc nhẹ nhàng, gam màu pastel. Bởi những màu sắc sặc sỡ sẽ khiến bé bị rối mắt, mất tập trung khi học. Ngoài ra, để nguyên màu sắc tự nhiên của gỗ cũng là một sự lựa chọn hay. Màu của gỗ vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa phù hợp ở bất kỳ không gian nào.


Lựa chọn đơn vị cung cấp kệ sách cho bé uy tín, chất lượng

Lời khuyên quan trọng nhất dành cho các phụ huynh khi mua giá sách cho bé chính là hãy chọn địa chỉ cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng. Hiện nay, tại thị trường trong và ngoài nước có rất nhiều đơn vị nội thất cung cấp giá sách trẻ em. Tuy vậy, bố mẹ nên lựa chọn nhà sản xuất trong nước, do các bé ở trong độ tuổi hiếu động nên địa chỉ cần thuận tiện trong việc bảo hành để kịp thời sửa chữa hoặc thay thế trong thời gian sử dụng.


>>> Xem thêm: Top 5 thương hiệu nội thất trẻ em tại Hà Nội uy tín – chất lượng


Với những chia sẻ trên đây, Nội thất trẻ em - DSDkids, hy vọng bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức để chọn mua được kệ sách cho bé chất lượng, phù hợp với không gian phòng của bé.

>>> Xem thêm: 5 mẫu giá sách DSD bằng gỗ an toàn cho bé – sáng tạo cho không gian

 

Công ty cổ phần kiến trúc DSD

Địa chỉ Hà Nội: Số 11, Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai

Hotline: 096.124.9008

Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 15 đường 16, KĐT Him Lam, Tân Hưng, Quận 7

Hotline: 096.124.9698

Website: dsdkids.comkientrucdsd.com

Email: dsd@kientrucdsd.com