Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

3 bệnh học đường phổ biến gây biến chứng khó lường ở trẻ nhỏ

Bệnh học đường là những bệnh liên quan đến lứa tuổi đang đi học. Hiện nay, các bệnh học đường đang ngày càng phổ biến, gây ra những biến chứng khó lường và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Phòng chống bệnh tật học đường là vấn đề mà các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt quan tâm, để bảo vệ sức khỏe cho con. Dưới đây là 3 bệnh học đường thường gặp và cách phòng tránh tốt nhất mà cha mẹ cần biết.


  1. Tật cận thị học đường


Cận thị là loại bệnh học đường phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là trong thời đại 4.0, khi mà trẻ nhỏ được làm quen với các thiết bị công nghệ từ sớm. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh cận thị học đường là ngồi học trong điều kiện thiếu ánh sáng quá lâu, xem tivi hay sử dụng điện thoại quá nhiều.


Dấu hiệu của cận thị là bé thường sẽ có xu hướng cúi thấp đầu ghé sát vào sách vở khi học, thường xuyên mỏi mắt, hay nheo mắt nghiêng đầu khi nhìn. Nếu không có chế độ sinh hoạt lành mạnh, việc tăng độ cận rất dễ xảy ra. Tật cận thị không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, mà có thể gây nhức mỏi mắt khi nhìn một vật quá lâu. Nếu cận thị nặng, võng mạc sẽ mỏng đi, gây tổn thương đến mắt, có thể kèm theo bị lác. Thị lực của bé kém dẫn đến kết quả học tập giảm sút, trở nên rụt rè và thiết tự tin hơn trước.


Cách phòng các bệnh về mắt bằng cách nào? Cha mẹ và nhà trường cần đảm bảo có đủ nguồn sáng khi học bài cho tất cả trẻ nhỏ. Không nên để các bé xem thiết bị công  nghệ quá nhiều Hơn nữa, bậc phụ huynh cần theo dõi tư thế ngồi học của con, khám mắt theo định kỳ để có thể điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, cần bổ sung thêm vitamin A bằng những nguồn thực phẩm như: cà rốt, cá… hoặc uống thuốc hỗ trợ bổ sung vitamin A.

>>> Xem thêm: Quy tắc 20-20-20 để bảo vệ mắt cho trẻ trước các thiết bị điện tử


  1. Bệnh gù lưng và cong vẹo cột sống


Ở lứa tuổi học sinh, gù lưng, cong vẹo cột sống là bệnh không hiếm gặp. Thường xảy ra từ 8-14 tuổi, do xương lúc này vẫn đang trong quá trình phát triển. Nguyên nhân dẫn chính dẫn đến gù lưng, cong vẹo cột sống học đường là ngồi học không đúng tư thế, mang cặp sách quá nặng hay bàn học không đúng tiêu chuẩn. Điều này gây áp lực lên cột sống không phát triển bình thường, lưng bị gù, cột sống cong sang bên trái hoặc phải.


Cách phòng chống cong vẹo cột sống, lưng gù: Phòng chống bệnh học đường bằng cách tập cho trẻ tư thế ngồi học đúng tiêu chuẩn: lưng thẳng, đầu ngẩng, không ngồi vẹo sang một bên. Lựa chọn kích thước bàn ghế cho bé cần phù hợp với vóc dáng, chiều cao. Giải pháp hiệu quả và tiện lợi nhất là cho bé sử dụng bàn học chống gù chống cận, bàn nâng hạ điều chỉnh độ cao. Ngoài ra, cần hạn chế cho trẻ mang vác những vật nặng, tập luyện thể thao với cường độ cao. Ngoài ram cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để xương khớp của bé phát triển chắc khỏe.

>>> Xem thêm: Bàn học cho bé tiêu chuẩn – Mẹo giúp con ngồi học đúng tư thế


  1. Rối loạn tâm thần


Bệnh rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học đường có biểu hiện như: mất tập trung, hay căng thẳng, tăng động, khó kiểm soát hành vi. Nặng hơn sẽ là chứng trầm cảm, thậm chí là hoang tưởng, tự sát. 


Rối loạn sức khỏe tinh thần có nhiều nguyên nhân. Có thể do áp lực học tập quá lớn, bạo lực học đường, phân biệt đối xử ở trường học, lạm dụng tình dục, hay có thể là cú sốc tinh thần từ gia đình,... Rối loạn tâm lý khiến trẻ luôn mang những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, tương lai sau này, thậm chí là tính mạng của trẻ.


Cách phòng tránh bệnh rối loạn tâm thần học đường: Bậc cha mẹ cần phải quan tâm, thường xuyên lắng nghe suy nghĩ của con, xây dựng một môi trường sống lành mạnh cho trẻ. Một môi trường đầy tình thương yêu, khuyến khích bé bộc lộ cảm xúc và tự lập trong cuộc sống sẽ giúp trẻ trở nên vui vẻ và mạnh mẽ hơn trước những áp lực trong cuộc sống.


Nội thất trẻ em DSDkids

Công ty cổ phần kiến trúc DSD

Địa chỉ Hà Nội: Số 11, Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai, HN

Hotline HN: 0961.249.008

Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 15 đường 16, KĐT Him Lam, Tân Hưng, Quận 7, HCM

Hotline HCM: 0961.249.698

Website: http://dsdkids.com/http://kientrucdsd.com/

Email: dsd@kientrucdsd.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét