Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

Ưu và nhược điểm của việc học trực tuyến của trẻ

Do tình hình dịch virus-Corona diễn ra phức tạp, các trường học đều ra thông báo tạm ngưng việc dạy học ở trường để phòng bệnh. Việc chuyển đổi từ lớp học truyền thống sang dạy học trực tuyến dường như là phương pháp giáo dục hiệu quả nhất để giúp trẻ duy trì việc học trong thời điểm này.


Giáo dục từ xa có thể là phương pháp học thay thế mang lại hiệu quả cao cho trẻ có tính tự giác cao. Nhưng đây sẽ là trở ngại rất lớn đối với những bé chưa chủ động trong việc học, từ đó không theo kịp tiến độ của các lớp học trực tuyến.

Học online có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho tất cả học sinh. Tuy nhiên, cha mẹ nên tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này để có thể giúp bé cải thiện tình hình học trực tuyến.


Những lợi ích của phương pháp dạy học trực tuyến

Học online đáp ứng nhu cầu mọi lúc – mọi nơi

Ưu điểm lớn nhất của lớp học trực tuyến chính là sự linh hoạt. Học sinh có thể học tập ở bất cứ nơi nào cảm thấy thuận tiện, thoải mái. Và trên bất kỳ thiết bị điện tử nào, miễn là có internet. Điều này giúp con linh hoạt hơn trong việc lựa chọn thời gian, cách thức và nơi học. Thay vì bị giới hạn trong không gian ở lớp học, giờ đây mọi nơi đều có thể là lớp học của con.


Học online giúp bé giảm bớt áp lực và nỗi sợ

Rất nhiều trẻ nhỏ cảm thấy không tự tin khi phải phát biểu và bày tỏ quan điểm trước đám đông, đặc biệt là trong không gian lớp học. Việc để trẻ học trực tuyến ở nơi quen thuộc, thoải mái nhất có thể giúp giảm bớt tình trạng lo lắng, mang lại kết quả học tập tốt hơn.


Nâng cao kỹ năng độc lập và thành thạo Internet từ học online

Nhờ phương pháp đào tạo từ xa, trẻ sẽ được học thêm về tự lập, tính chủ động và sự tự tin. Bên cạnh đó, con được làm quen và học cách sử dụng công nghệ tiên tiến. Các kỹ năng trực tuyến như truy cập thông tin, giao tiếp và hợp tác từ xa là cần thiết không chỉ đối với việc học mà còn trong cuộc sống.


Nội dung bài học được thể hiện sinh động, trực quan hơn

Qua phương pháp học trực tuyến, nội dung bài giảng có thể được thể hiện bằng âm thanh, hình ảnh, video, giúp cho trẻ dễ hiểu và có hứng thú hơn với việc học.


Nhược điểm của học trực tuyến

Học online đòi hỏi tinh thần tự giác cao

Các chương trình học trực tuyến mặc dù rất thuận tiện nhưng đòi hỏi trẻ phải có tinh thần tự giác cao. Tinh thần trách nhiệm, sự chủ động và kỹ năng quản lý thời gian là những yếu tố quan trọng để trẻ theo dõi lớp học trực tuyến lâu dài. Thời hạn nộp bài tập hay những lần kiểm tra gấp gáp trong lớp có thể khiến trẻ áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian.


Bố mẹ có thể bố trí không gian học tập riêng cho con để bé chủ động hơn trong việc học. Bên cạnh đó, một góc học tập độc đáo, thoải mái sẽ giúp trẻ hứng thú, tự giác hơn.

>>> Xem thêm: 5 cách bố trí góc học tập trẻ em hiệu quả mà bố mẹ thông thái cần biết


Học online khiến trẻ phụ thuộc nhiều vào công nghệ

Việc dành nhiều thời gian sử dụng thiết bị điện tử, có thể ảnh hưởng đến mắt, sự phát triển trí não của trẻ. Lâu dần bé sẽ phụ thuộc nhiều vào thiết bị thông minh, và sẽ sử dụng như công cụ giải trí. Chính vì vậy, ngoài mục đích học tập, bố mẹ nên giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của trẻ. Thay vào đó có thể gợi ý cho trẻ những hoạt động thú vị khác như: đọc thêm sách, làm việc nhà, chơi các môn thể thao,..

>>> Xem thêm: Quy tắc 20-20-20 để bảo vệ mắt cho trẻ trước các thiết bị điện tử


Thiếu tương tác trực tiếp khi học online

Đối với các em nhỏ, việc ngồi một mình trước máy tính suốt buổi học chắc chắn không phải là một phương pháp lý tưởng. Việc tương tác trực tiếp với bạn bè trong các cuộc thảo luận là rất quan trọng, nhưng điều này còn nhiều hạn chế khi học trực tuyến. Phương pháp này rất dễ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán và khó tập trung để tiếp thu kiến thức được truyền tải.


Trong những buổi học, bậc phụ huynh nên dành chút thời gian ngồi học, tương tác cùng con. Bố mẹ trở thành người đồng hành sẽ giúp trẻ hứng thú hơn với việc học, và giữ con an toàn trong thế giới trực tuyến.


Trên đây là ưu nhược điểm của việc học trực tuyến của trẻ. Nội thất trẻ em - DSDkids hy vọng bố mẹ sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về phương pháp đào tạo từ xa. Từ đó có thể tìm ra giải pháp để khắc phục những nhược điểm, giúp trẻ học tập hiệu quả nhất.


Công ty cổ phần kiến trúc DSD

Địa chỉ Hà Nội: Số 11, Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai, HN

Hotline HN: 096.124.9008

Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 15 đường 16, KĐT Him Lam, Tân Hưng, Quận 7, tp HCM

Hotline HCM: 096.124.9698

Website: dsdkids.comkientrucdsd.com

Email: dsd@kientrucdsd.com


Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

6 cách để trẻ học trực tuyến hiệu quả mùa dịch Covid

Nhiều trường đang áp dụng hình thức dạy học trực tuyến trong thời gian đóng cửa để phòng dịch Covid-19. Với phương pháp này, các bé vẫn được ôn tập và học thêm kiến thức mới mà không phải đến trường. Ba mẹ vừa có thể yên tâm về sức khỏe và an toàn của con trong suốt mùa dịch. Cũng như dễ dàng kiểm tra và giám sát việc học trực tuyến của trẻ tại nhà. 


Nhưng làm sao để thúc đẩy con học trong thời gian nghỉ dịch và phát huy tối đa tính hiệu quả của học trực tuyến là điều mà nhiều bố mẹ đang quan tâm. Dưới đây là một vài gợi ý để khơi gợi hứng thú học tập và giúp bé tiếp thu những kiến thức từ các bài học online một cách hiệu quả.


  1. Xây dựng không gian học tập cho bé phù hợp, gây hứng thú

Góc học tập gây hứng thú với giá sách cho bé độc đáo

Đây được coi là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của bé có hiệu quả hay không. Một môi trường yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp trẻ tập trung hơn vào bài giảng, tránh bị xao nhãng bởi cảnh quan xung quanh và những tiếng ồn không mong muốn.


Bố mẹ nên dành riêng cho bé một khoảng không gian học tập riêng tư. Điều này sẽ tạo cảm hứng cho bé và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.


>>> Xem thêm: 5 cách bố trí góc học tập cho trẻ em hiệu quả mà bố mẹ cần biết


  1. Cùng con đọc qua sách trước khi vào bài giảng

Cùng con học trực tuyến hiệu quả

Trước khi bắt đầu bài học online, bố mẹ hãy hướng dẫn hoặc cùng con đọc sách trước để nắm sơ qua những kiến thức mới. Đọc trước tài liệu giúp các con dễ dàng theo dõi bài giảng và nhanh chóng ghi nhớ kiến thức hơn.


  1. Dạy con phản hồi khi không hiểu

Hướng dẫn con cách chủ động trong việc học online

Sự tương tác giữa người dạy và người học trong việc dạy học trực tuyến có phần hạn chế. Vì vậy, bố mẹ cần hướng dẫn con cách phản hồi và biết thắc mắc khi không hiểu. Phương pháp học online có ưu điểm là bố mẹ có thể kiểm soát được những thông tin phản hồi cũng như lộ trình học của con. Điều này giúp bố mẹ có thể dễ dàng đồng hành cùng con học một cách hiệu quả hơn.


  1. Tạo lập thói quen tự giác học cho con

Rèn cho trẻ thói quen tự học là điều cần thiết để học trực tuyến hiệu quả

Một điều rất quan trọng khi học tại nhà là giáo dục trẻ có tinh thần tự giác và có ý thức học. Bởi khi không có sự giám sát, bé có thể học với tâm thế chủ quan, không nghiêm túc.  


Vì vậy, bố mẹ nên hình thành thói quen học tập cho con mỗi ngày bắt đầu từ khi làm quen với sách vở. Điều này cũng giúp cho việc học tập trở nên đơn giản, thoải mái và tăng thêm hứng thú. Ngoài những kiến thức thu thập được từ bài giảng online, mỗi ngày bố mẹ nên cùng con dành một khoảng thời gian để tìm hiểu thêm về những kiến thức cần thiết cho bài học online sẽ giúp con hiểu sâu và nhớ lâu hơn.


  1. Học đi đôi với hành

Cùng con ôn lại kiến thức sau khi được giảng dạy trực tuyến

Nghe bài giảng thôi chưa đủ, lý thuyết phải đi kèm thực hành thì kiến thức mới được nhớ lâu. Vì vậy song song với việc học trực tuyến, ba mẹ nên giúp trẻ ôn lại kiến thức vừa học, cũng như củng cố và rèn luyện kỹ năng giải bài. Khi xem xong bài giảng trực tuyến và được làm bài tập ngay, các bé sẽ có hứng thú hơn với việc học online.


  1. Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của con

Ngoài thời gian học trực tuyến, bố mẹ nên hạn chế việc bé sử dụng thiết bị điện tử

Trong thời điểm nghỉ học vì dịch Covid-19, không ít gia đình do không có thời gian theo sát hoặc không muốn bị “làm phiền” khi đang làm việc đã để cho con thường xuyên làm bạn với thiết bị thông minh. Điều này lâu dần hình thành thói quen xấu khó bỏ cho bé. Dù có bận đến mức nào, bố mẹ cũng cần chú tâm đến việc học của con. Ngoài thời gian để bé sử dụng thiết bị điện tử cho việc học online, bố mẹ nên kiểm soát bằng cách giao hẹn trước với bé chỉ được chơi không khoảng thời gian đã quy định. Thay vì bỏ mặc bỏ bé cùng với thiết bị thông minh, nên tập cho trẻ thói quen đọc sách hay làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ.


>>> Xem thêm: Quy tắc 20-20-20 để bảo vệ mắt cho trẻ trước các thiết bị điện tử


Trên đây là tổng hợp 6 cách để trẻ học trực tuyến hiệu quả mùa dịch Covid-19. Nội thất trẻ em - DSDkids mong muốn được đồng hành cùng bố mẹ trên hành trình khôn lớn của con, giúp trẻ tiếp nhận thêm thật nhiều kiến thức mới.


Công ty Cổ phần Kiến trúc DSD

Showroom HN: Số 11, Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline HN: 0961.249.008

Showroom HCM: Số 15 đường 16, KĐT Him Lam, Tân Hưng, Quận 7, tp Hồ Chí Minh

Hotline HCM: 0961.249.698

Website: dsdkids.com | kientrucdsd.com

Email: dsd@kientrucdsd.com

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

7 cách dạy con quản lý tiền lì xì hợp lý, khoa học

Mỗi dịp Tết đến xuân về, chắc hẳn các bố mẹ lại lo lắng việc tiêu xài tiền lì xì của con. Không ít các bạn nhỏ cho rằng đó là tiền của mình, và tự ý mua những món đồ chơi yêu thích. Thay vì tịch thu khiến trẻ cảm thấy ấm ức, khó chịu. Bố mẹ nên hướng dẫn con một cách khéo léo, đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng. Từ đó hình thành cho trẻ việc lập kế hoạch quản lý và sử dụng tiền lì xì tết hợp lý.

Dưới đây là những gợi ý cho bố mẹ giúp trẻ quản lý tiền khoa học hơn.

1. Bày tỏ quan điểm ngay từ đầu về tiền lì xì Tết với bé

Dạy con cách nhìn nhận đúng về phong bao lì xì Tết

Trước tiên cần dạy cho con thấy tiền lì xì có ý nghĩa chủ yếu về mặt tinh thần, cần biết bày tỏ sự cảm ơn của mình. Và con phải biết chi tiêu hợp lý, khoa học để xứng đáng với giá trị của nó. Bé có thể được toàn quyền quản lý số tiền nhận được. Nhưng phải công khai bàn bạc với cả nhà về những khoản chi tiêu.

2. Dạy con mua sắm hợp lý từ tiền lì xì

Dạy con cách sử dụng tiền lì xì Tết hợp lý

Bố mẹ có thể dạy con cách tiêu tiền lì xì sao cho hợp lý bằng cách đi mua sắm cùng bé. Nhưng trước tiên, cần yêu cầu con lập ra danh sách những đồ dùng cần thiết, tránh lãng phí vào những thứ không cần đến. Sau đó, có thể giúp con kiểm tra về giá cả và chi phí hợp lý trước khi đưa ra quyết định những khoản cần chi.

Bố mẹ nên cùng con đi mua sắm và để bé tự chọn đồ, tự trả tiền. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn giá trị đồng tiền và cách thức sử dụng nó.

3. Nuôi heo tiết kiệm từ tiền lì xì

Dạy con tiết kiệm từ tiền lì xì

Đối với tiền lì xì, nếu trẻ không có nhu cầu mua sắm vào mục đích chính đáng, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách tiết kiệm tiền như nuôi heo đất hoặc lập sổ tiết kiệm đứng tên con. Điều này vừa giúp con có cảm giác được sở hữu, vừa có thể giúp trẻ biết cách quản lý, tiết kiệm ngay từ nhỏ.

4. Đầu tư tiền lì xì phục vụ cho việc học

Mua sách vở, đồ dùng học tập từ tiền lì xì Tết của bé

Hầu hết các bé đều có suy nghĩ rằng: tiền học hay tiền mua sách vở là trách nhiệm của bố mẹ, việc nhận tiền lì xì sẽ được dùng để mua đồ chơi hay đồ ăn vặt bé thích. Bố mẹ nên khuyên bé, dùng số tiền lì xì nhận được cùng đi mua những đồ dùng phục vụ việc học tập của bé. Hãy nhắc nhở bé rằng, việc học là việc của con, và mua sắm đồ dùng học tập cũng là một phần trách nhiệm của con. Bên cạnh đó, có thể gợi ý cho

trẻ những món đồ cần mua như: sách vở, bàn ghế học tập trẻ em, giá sách cho bé, ...

5. Dùng tiền lì xì mua đồ chơi độc đáo, sáng tạo


Việc đầu tư tiền lì xì của bé cho việc sắm đồ chơi thông minh là một ý tưởng thú vị. Không chỉ kích thích tư duy sáng tạo, mà còn giúp trẻ phát triển trí tuệ.

>>> Xem thêm: Top 7 đồ chơi gỗ trẻ em sáng tạo bố mẹ nên mua tại DSDkids

6. Dùng tiền lì xì để gia đình cùng đi du lịch

Dạy con tiết kiếm tiền lì xì để cùng nhau đi du lịch

Các bạn nhỏ thường sẽ hứng thú với những chuyến đi, đặc biệt là cùng với gia đình. Đây là một điều thú vị để tạo động lực cho bé giữ tiền lì xì cẩn thận. Bố mẹ có thể lựa chọn một địa điểm mà con muốn đến. Qua đó giúp con tự khám phá, tìm hiểu về những nơi đã đi qua. Ngoài ra, bé sẽ cảm thấy chuyến đi có ý nghĩa hơn khi được đóng góp từ tiền lì xì của mình. Đồng thời cũng sẽ giúp trẻ học được tính tự lập và có trách nhiệm hơn.

7. Làm những việc ý nghĩa từ tiền lì xì của bé

Dạy con làm những việc có ý nghĩa từ tiền lì xì của bé

Mẹ cũng có thể gợi ý cho bé tiết kiệm tiền để mua những món quà cho người thân. Ví dụ như: chuẩn bị quà mừng thọ ông bà, mua một bó hoa cho mẹ ngày 8/3 sắp tới, hay mua một món quà nhân ngày sinh nhật bố. Khi đó tiền lì xì của bé được sử dụng một cách ý nghĩa nhất, và trẻ sẽ trở thành người sống giàu tình cảm.

Ngoài ra, bố mẹ có thể hướng bé tới việc dùng tiền lì xì làm từ thiện, giúp đỡ những bạn nhỏ miền núi nghèo khó, không được ăn Tết đầy đủ như con. Điều này giúp trẻ hiểu hơn về nhiều hoàn cảnh khác nhau và trân trọng hơn cuộc sống mà con đang có.


Trên đây là tổng hợp 7 cách dạy con quản lý tiền lì xì sau Tết một cách hợp lý. Nội thất trẻ em - DSDkids, ngoài việc cung cấp những sản phẩm chất lượng dành cho các bạn nhỏ, còn mong muốn chia sẻ những kiến thức, hiểu biết trong việc nuôi dạy con cái. DSDkids mong rằng có thể đồng hành cùng bố mẹ dạy trẻ lớn khôn, phát triển toàn diện.


Công ty Cổ phần Kiến trúc DSD

Showroom HN: Số 11, Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline HN: 096 124 9008

Showroom HCM: Số 15 đường 16, KĐT Him Lam, Tân Hưng, Quận 7, tp Hồ Chí Minh

Hotline HCM: 096 124 9698 Website: dsdkids.com | kientrucdsd.com Email: dsd@kientrucdsd.com


Thứ Ba, 2 tháng 2, 2021

Hình thành thói quen đọc sách cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch Covid-19

Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hầu hết các trường học đã đóng cửa. Việc nghỉ học trong thời gian dài, dễ tạo những thói xấu cho trẻ. Vì vậy, việc hình thành thói quen đọc sách cho bé là rất cần thiết. Không chỉ giúp khoảng thời gian giãn cách xã hội của các bạn nhỏ thêm thú vị. Đây còn là cơ hội để tích lũy thêm kiến thức, có thêm hiểu biết về tăng cường sức khỏe, phòng chống dịch bệnh Corona.


Những lợi ích từ thói quen đọc sách ở trẻ

Nâng cao kiến thức

Sách chính là nguồn trí thức vô tận về mọi lĩnh vực xung quanh cuộc sống của trẻ nhỏ: lịch sử, khoa học tự nhiên, sinh học, sức khỏe,... Tất cả những kỹ năng và kiến thức đều được truyền đạt một cách ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu nhất.


Phát triển khả năng ngôn ngữ

Với trẻ nhỏ, ngôn ngữ là phương tiện hình thành, phát triển nhận thức, tình cảm và thẩm mỹ về thế giới xung quanh. Nếu chỉ giao tiếp cơ bản hàng ngày, vốn từ và khả năng ngôn ngữ của bé sẽ bị giới hạn. Vì vậy, bố mẹ cần tạo lập thói quen đọc sách từ khi con còn nhỏ. Những cuốn sách giúp trẻ mở rộng từ vựng, học những cấu trúc câu mới, biết thêm thành ngữ – tục ngữ. Từ đó có thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện.


Rèn luyện khả năng tập trung, tăng cường kỹ năng tư duy và phân tích

Khi bé đọc sách, mọi tâm trí và các giác quan đều dồn về mắt theo dõi từng dòng, từng chữ. Giúp trẻ lĩnh hội và tiếp thu các kiến thức một cách chi tiết và sâu sắc nhất. Điều này đã hình thành cho bé tư duy tốt, khả năng suy nghĩ logic và toàn diện. Không những thế việc đọc sách còn giúp trẻ học được cách phân tích vấn đề và áp dụng vào cuộc sống của mình.


Mẹo hình thành thói quen đọc sách cho bé

Bố mẹ là tấm gương đọc sách của trẻ

Trẻ em như tấm gương phản chiếu những hành động của cha mẹ

Thực tế cho thấy trẻ nhỏ học hỏi hầu hết các thói quen của cha mẹ. Nếu bé thường xuyên nhìn thấy cha mẹ đọc sách thì chúng sẽ xem đó là tấm gương và bắt chước theo hàng ngày. Hãy giúp trẻ hiểu tầm quan trọng của việc đọc sách là không chỉ để giải trí mà còn giúp cập nhật thông tin, bổ sung kiến ​​thức và kết nối với nhiều người khác.


Bắt đầu từ những câu chuyện, cuốn sách bé yêu thích

Chọn những cuốn sách con yêu thích và phù hợp với lứa tuổi

Cùng con chọn sách là một ý tưởng tuyệt vời. Bố mẹ chỉ nên đưa ra ý kiến, tư vấn cho trẻ chọn loại sách phù hợp với lứa tuổi. Thay vì ép buộc hay ra lệnh, hãy để con tự chọn sách theo sở thích của mình. Cần hiểu rằng, điều rất quan trọng là theo dõi việc đọc của bé, không phải là ép buộc chúng đọc những loại sách mà bố mẹ nghĩ rằng con nên đọc.


Thảo luận với con về những gì đã đọc được

Khuyến khích trẻ nói ra những suy nghĩ về kiến thức đã học được

Sau mỗi cuốn sách hoặc mỗi chương, bố mẹ hãy thảo luận với con về những gì bé đã học. Điều này vừa giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ, vừa biết những kiến thức con đã tiếp thu được. Trong trường hợp góc nhìn của con sai lệch, bố mẹ cần lắng nghe suy nghĩ của trẻ và tìm cách sửa dần dần cho bé.


Bố trí góc đọc sách dành riêng cho con

Tạo không gian đọc sách riêng cho bé

Để tạo lập thói quen đọc sách cho bé, một góc đọc gần gũi, dễ chịu là điều rất cần thiết. Khu vực này cần có đủ ánh sáng, đồ dùng cần thiết và bỏ qua mọi thứ gây xao nhãng. Ngoài ra, nên trang trí đẹp mắt, ngăn nắp, thoải mái và dành cho bé một không gian riêng vừa đủ. Chắc chắn các bạn nhỏ sẽ chủ động đọc sách mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

Ngoài ra, bố mẹ cần đầu tư giá sách cho bé phù hợp với không gian phòng và chiều cao. Đây sẽ là người bạn đồng hành cùng trẻ hình thành thói quen đọc. Thậm chí, có thể biến kệ sách trẻ em thành "tài sản riêng" của con, cho phép kết nạp thêm những cuốn sách mới hàng tuần hoặc hàng tháng. Điều này sẽ tạo niềm vui cho bé, là cách nhắc nhở con đọc sách mỗi ngày.

>>> Xem thêm: Mẹo bố trí góc đọc sách cho trẻ – giáo dục tính cách của bé

Bố mẹ nhất định phải kiên nhẫn

Cùng con tạo lập thói quen đọc sách

Hình thành thói quen đọc sách ở trẻ là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn. Nếu như bé không thích đọc sách, đừng áp đặt ngay lập tức. Điều đó chỉ khiến trẻ càng thêm chống đối, và chán ghét những cuốn sách. Thay vì ép buộc, bố mẹ hãy kiên nhẫn và giúp con hình thành thói quen từ từ. Lúc mới bắt đầu, có thể đặt mục tiêu cho bé đọc bao nhiêu trang mỗi ngày, hoàn thành mục tiêu sẽ thưởng đồ chơi hay được xem bộ phim mà con thích.

Một số điểm cần lưu ý:

  • Tạo không khí vui vẻ, đem lại cho trẻ cảm giác việc đọc sách như một hoạt động vui chơi, sinh hoạt gia đình.
  • Chuẩn bị nguồn sách phong phú và đa dạng, tương ứng với độ tuổi của trẻ.
  • Cần có thêm những hoạt động khác: vận động ngoài trời, làm thủ công và nghệ thuật… giúp trẻ có thêm nhiều trải nghiệm và tương tác với thế giới xung quanh. Từ đó, bé sẽ hiểu biết sâu sắc hơn các nội dung và câu chuyện từ những cuốn sách đã đọc.

Trên đây là những chia sẻ về cách hình thành thói quen đọc sách cho trẻ. Nội thất trẻ em DSDkids, mong rằng được đồng hành cùng các bạn nhỏ tạo dựng những thói quen tốt, có thể phát triển toàn diện. Đặc biệt hơn là có khoảng thời gian thú vị, nâng cao được kiến thức, vượt qua nỗi lo dịch bệnh Corona hiện nay.

Công ty cổ phần kiến trúc DSD

Địa chỉ Hà Nội: Số 11, Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai, HN

Hotline HN: 0961 249 008

Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 15 đường 16, KĐT Him Lam, Tân Hưng, Quận 7, HCM

Hotline HCM: 0961 249 698

Website: dsdkids.comkientrucdsd.com

Email: dsd@kientrucdsd.com