Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Dạy con kỹ năng bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống

1 - 3 là độ tuổi mà bé thay đổi rất nhiều từ khả năng nhận thức đến tính cách. Việc ăn vạ, ném đồ hay những hành động bộc phát, mất bình tĩnh là điều dễ thấy. Và với nhiều bố mẹ, họ đưa ra cách giải quyết như quát mắng, phạt con nhưng thực chất chẳng hiệu quả. Dạy con kỹ năng bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc của ngay từ nhỏ là cách tốt nhất mà bố mẹ nên làm

5 lưu ý để dạy con kỹ năng bình tĩnh cho bé

Giữ bình tĩnh khi con đang mất bình tĩnh

Giữ bình tĩnh khi nói chuyện với con 

Khi trẻ mất bình tĩnh hay ăn vạ cũng giống như người lớn, sẽ chẳng có bất cứ lý lẽ nên dù có quát tháo, đe dạo thì trẻ cũng phản ứng tiêu cực lại. Hoặc khi để lại con ở trong phòng một mình, con cảm thấy bị bỏ rơi, bé đối mặt với cảm xúc đáng sợ của chính mình hơn. Vậy nên phương án tốt nhất lúc này là bên cạnh con
Nếu bố mẹ thấy bản thân mình cũng đang mất bình tĩnh thì hãy ra khỏi phòng vài phút để con ngừng khóc và để kiểm soát lại cảm xúc.

Sử dụng hình phạt phù hợp với con

Để con bình tĩnh một mình ở không gian riêng 

Để con yên tĩnh một mình là biện pháp để con có thể kiểm soát và bình tĩnh nhanh nhất. Dù cho là q phút nhưng với trẻ con đó là khoảng thời gian buồn chán vì không được chạy nhảy hay làm bất cứ điều gì. Và hãy giải thích để con hiểu, để con suy nghĩ nhưng với thái độ nhẹ nhàng, không khó chịu để bé biết mình cần làm gì chứ không phải để bé cảm thấy bị bỏ rơi.
Xem thêm: Cách dạy con cách bình tĩnh với góc bình yên 

Hạn chế những tình huống gây mất bình tĩnh của con 

Là cách tốt nhất để cả bố mẹ và con đều được vui vẻ nhưng để làm được điều này, bố mẹ cần biết cách xử lý tinh tế để ngăn chặn những tình huống mất kiểm soát cảm xúc của con. Điều này có thể dễ mà cũng sẽ khó nếu bố mẹ chưa biết cách nắm bắt tâm lý của trẻ. Bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu khóc lóc, ăn vạ hãy đánh lạc hướng và hạn chế ra lệnh, nói " Không " để con cảm nhận được sự từ chối nhưng vẫn thoải mái. Từ những hành động nhỏ này, trẻ cũng rèn luyện được sự bình tĩnh của mình hơn.

Nói chuyện sau khi con tự bình tĩnh lại

Không nói chuyện khi con đang mất bình tĩnh 
Sau khi kiềm chế được cảm xúc, hãy cùng con trò chuyện về hành vi, về chuyện đã xảy ra một cách dễ hiểu. Có thể là lời xin lỗi vì không hiểu con hay đơn giản là công nhận sự khó chịu của con và đưa ra gợi ý cách kiểm soát tốt hơn vào những lần sau là cách dạy con kỹ năng bình tĩnh chắc chắc sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn.

Quan sát các dấu hiệu của sự căng thẳng trong con 

Nhiều bố mẹ hay nghĩ trẻ con không suy nghĩ nhiều và thường rất mau quên nên những việc khóc lóc, mất kiểm soát cảm xúc là điều bình thường. Nhưng nếu những việc này xảy ra một cách thường xuyên, hoặc mức độ mạnh hơn như bé tự làm tổn thương mình thì vấn đề ở đây lớn hơn. Nếu bố mẹ không điều chỉnh cho con kỹ năng bình tĩnh ngay lúc này nó sẽ thành thói quen đến cả khi con trưởng thành. Mỗi hành động của con khi chơi, khi học hay giao tiếp với mọi người đều cũng sẽ có những lúc mất bình tĩnh, tức giận, vậy nên bố mẹ cần quan sát mỗi ngày để rèn kỹ năng bình tĩnh cho con một cách tốt nhất
Dạy con cần cả quá trình nên việc dạy con kỹ năng bình tĩnh không phải là điều dễ dàng, bố mẹ cần nắm bắt để điều chỉnh, để con có một thói quen tích cực. Đặc biệt, trẻ con quan sát nhanh và dễ dàng học từ những hành động của người lớn nên bố mẹ hãy kiểm soát cảm xúc chính mình để con rèn kỹ năng bình tĩnh.
Mọi thông tin chi tiết về cách thiết kế không gian cho bé với những sản phẩm độc đáo sáng tạo liên hệ với

Công ty cổ phần kiến trúc DSD
Showroom Hà Nội: Trung Tâm Thương Mại Le Parc GAMUDA Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội.
Hotline Hà Nội: 096 124 9698/ 096 124 9093
Website: dsdkid.com
Fanpage: Nội thất trẻ em – DSD