Cận thị học đường là một loại tật khúc xạ mắt hay gặp ở các bé trong độ tuổi đi học. Xu hướng này đang ngày càng tăng và để lại không ít hậu quả. Cận thị ở trẻ nhỏ không chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình học tập, sinh hoạt hàng ngày. Điều đáng lo ngại hơn, khi cận thị nặng sẽ khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng, và để lại những biến chứng sang những bệnh lý nguy hiểm khác.
4 bệnh lý về mắt nguy hiểm thường gặp do cận thị học đường
Cận thị học đường dẫn đến nhược thị
Bệnh nhược thị là tình trạng thị lực suy giảm do não bộ không nhận biết được hình ảnh mà mắt truyền đến. Mắt bị nhược thị khi có thị lực tối đa sau điều chỉnh kích dưới 7/10 mà không phát hiện được tổn thương thực thể nào khác. Nhược thị ở trẻ em xảy ra khi trẻ cận thị nặng, mắt phải điều tiết thường xuyên, võng mạc không kích thích để truyền tín hiệu ảnh rõ nét.
Mắt nhược thị có thể điều chỉnh nếu phát hiện sớm. Chữa nhược thị bằng cách bịt bên mắt lành và tập nhìn bởi mắt bị bệnh. Hoặc có thể tra thuốc khiến mắt lành suy yếu, từ đó kích thích thị giác của mắt bị bệnh. Tuy nhiên, đối với trẻ sau 12 tuổi sẽ khó hồi phục hơn dù có tập luyện hay phẫu thuật. Bởi lúc này, mắt của bé đã phát triển ổn định như một người trưởng thành.
Cận thị học đường nặng khiến mắt lác ngoài hoặc lác luân phiên
Lác ngoài là một dạng của lác, khi mắt bị lệch ra bên ngoài, không nằm ở vị trí cân đối như bình thường. Mắt lác ngoài xuất hiện khi trẻ thường xuyên phải tập trung nhìn các vật ở phía xa. Tình trạng này có thể chỉ xảy ra theo thời gian, đặc biệt khi bé đang mơ màng, mệt mỏi.
Lác luân phiên là một dạng của lác có sự chuyển hướng của mắt không cố định. Có khi một mắt nhìn thẳng, mắt còn lại nhìn ra ngoài, trong, lên trên hoặc xuống dưới. Mắt nhìn thẳng và mắt bị lác có thể hoán đổi luân phiên với nhau.
Nguyên nhân dẫn đến lác ngoài, lác luân phiên là do tình trạng cận thị của trẻ nhỏ quá cao. Khi đó, sự phối hợp điều tiết cơ mắt quy tụ kém. Lác mắt khiến trẻ nhỏ mất thẩm mỹ, làm giảm thị lực, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Độ lác của bé vừa phải có thể khắc phục tạm thời bằng cách đeo kính có độ cận phù hợp với mắt. Tuy nhiên, nếu độ cận quá cao, cần phải chọn phương pháp phẫu thuật để chữa lác mắt.
Bong võng mạc do cận thị học đường nặng
Võng mạc là lớp màng thần kinh ở đáy mắt, giữ vai trò hấp thụ ánh sáng và gửi tín hiệu dọc theo thần kinh thị giác truyền đến não bộ, giúp mắt có thể nhìn thấy.
Khi trẻ bị cận nặng sẽ có nhãn cầu lồi ra phía trước, khiến kéo cong võng mạc. Từ đó làm cho vùng biên võng mạc bị mỏng, thoái hóa dần. Nếu tình trạng này kéo dài, độ cận ngày càng tăng, các tế bào thần kinh sẽ mất kết dính. Gây nên những biến chứng nặng hơn: rách, bong võng mạc mắt. Nếu bệnh bong võng mạc không được điều trị kịp thời, có nguy cơ vĩnh viễn mất thị lực.
Glôcôm góc mở do cận thị nặng (trên 8 độ)
Glocom góc mở là một tình trạng bệnh lý của thị thần kinh, tiến triển mãn tính. Đặc trưng bởi sự tổn hại của tế bào hạch võng mạc và lớp sợi thần kinh, teo lõm đĩa thị giác, tổn thương thị trường điển hình, thường có liên quan với nhãn áp cao.
Bệnh glôcôm ở mắt thường xảy ra ở trẻ có độ cận trên 8 độ. Các triệu chứng thường là mắt có cảm giác hơi căng tức hoặc nhìn mờ nhẹ khi làm việc bằng mắt nhiều, căng thẳng thần kinh và khi lo lắng. Ngoài ra, có trường hợp bé nhìn như có lớp sương mỏng trước mắt vào buổi sáng. Vì dấu hiệu không rõ ràng, khó nhận biết nên thường được phát hiện khi diễn biến bệnh quá nặng: đau nhức mỏi mắt nghiêm trọng, tầm nhìn thu hẹp, mờ dần và có thể mất hẳn.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên cận thị học đường cho trẻ nhỏ
Ngồi học sai tiêu chuẩn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cận thị học đường. Các tư thế ngồi học sai cơ bản như: lưng gù, mặt cúi sát xuống bàn, ngồi vẹo sang một bên, tì sát ngực vào cạnh bàn.
Phần lớn trẻ nhỏ ngồi sai tư thế là do bàn học không có độ cao phù hợp. Khoảng cách giữa bàn và ghế quá ngắn, khi ngồi lưng của bé sẽ bị còng xuống. Ngược lại, khoảng cách quá xa, khiến trẻ tì sát ngực vào bàn, mắt nhìn sát vào vở. Từ đó, gây nên tật cận thị.
Chính vì thế, bố mẹ cần lựa chọn bàn ghế cho bé phù hợp với chiều cao của trẻ đối với từng cấp học. Tiêu chuẩn của bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, chiều cao bàn ghế phù hợp dành cho trẻ như sau:
Trẻ cao 100 - 109cm: Ghế cao: 26cm, Bàn cao: 45cm.
Trẻ cao 110 - 119cm: Ghế cao: 28cm, Bàn cao: 48cm.
Trẻ cao 120 - 129cm: Ghế cao: 30cm, Bàn cao: 51cm.
Trẻ cao 130 - 144cm: Ghế cao: 34cm, Bàn cao: 57cm.
Trẻ cao 145 - 159cm: Ghế cao: 37cm, Bàn cao: 63cm.
Trẻ cao 160 - 175cm: Ghế cao: 41cm, Bàn cao: 69cm.
Để phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của con, cũng như tiết kiệm chi phí đổi mới cho gia đình, bậc phụ huynh nên lựa chọn bàn học nâng hạ độ cao, bàn chống gù chống cận cho trẻ.
>>> Xem thêm: Bàn học cho bé tiêu chuẩn - giúp con ngồi học đúng tư thế
>>> Xem thêm: 5 lý do nên chọn bàn ghế chống gù chống cận DSDkids
Nội thất trẻ em DSDkids
Công ty Cổ phần Kiến trúc DSD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét